Khối quét dòng của Ti vi mầu có các nhiệm vụ sau :
- Tạo các điện áp cao cung cấp cho đèn hình hoạt động bao gồm
+ Điện áp HV khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot
+ Điện áp Pocus khoảng 5KV cung cấp cho lưới hội tụ G3
+ Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2 - Tạo xung dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng để quét tia điện tử theo chiều ngang.
- Cung cấp các nguồn điện cho các khối khác của máy hoạt động bao gồm :
+ Nguồn (B3) 180V DC cung cấp cho Khuếch đại công suất sắc
+ Nguồn (B4) 24V DC cung cấp cho tầng công suất mành
+ Nguồn (B5) 16V DCsau giảm xuống 12V cung cấp cho toàn bộ các mạch xử lý tín hiệu hình và tiếng .
+ Nguồn 4,5V AC cung cấp cho sợi đốt đèn hình .
![]() |
Sơ đồ tổng quát của khối quét dòng |
Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng :
Khối nguồn hoạt động tạo ra hai mức điện áp khoảng 110V và 12V , điện áp 110V cung cấp cho mạch cao áp và tầng kích dòng, điện áp 12V đi qua công tắc điện tử để đến nuôi mạch dao động dòng, và giảm xuống 5V cung cấp cho vi xử lý.
Nếu Vi xử đang ở chế độ Power on ( đang có lệnh Power điều khiển đóng công tắc ) => khi đó mạch H.OSC được cấp nguồn và tạo ra dao động xung răng cưa => xung dao động được đưa tới đèn kích và biến áp kích để khuếch đại về cường độ sau đó được đưa tới chân B sò dòng .
Khi có xung dòng với cuờng độ khá mạnh đưa vào chân B => sò dòng sẽ đóng mở ở mức bão hoà tạo ra dòng điện khá mạnh và có tần số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp => tạo ra từ trường mạnh trong lõi ferit và cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta các điện áp ra.
Diode nhụt đấu song song với cực CE của đèn công suất nhằm thoát các xung ngược do cuộn dây phóng ra khi đèn chuyển sang trạng thái ngắt đột ngột, tụ nhụt đấu song song với CE đèn công suất bên ngoài có tác dụng xén phần xung nhọn có điện áp cao : Cả hai linh kiện trên đều có nhiệm vụ bảo vệ sò dòng không bị đánh thủng do điện áp quá lớn .
Nếu Vi xử đang ở chế độ Power on ( đang có lệnh Power điều khiển đóng công tắc ) => khi đó mạch H.OSC được cấp nguồn và tạo ra dao động xung răng cưa => xung dao động được đưa tới đèn kích và biến áp kích để khuếch đại về cường độ sau đó được đưa tới chân B sò dòng .
Khi có xung dòng với cuờng độ khá mạnh đưa vào chân B => sò dòng sẽ đóng mở ở mức bão hoà tạo ra dòng điện khá mạnh và có tần số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp => tạo ra từ trường mạnh trong lõi ferit và cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta các điện áp ra.
Diode nhụt đấu song song với cực CE của đèn công suất nhằm thoát các xung ngược do cuộn dây phóng ra khi đèn chuyển sang trạng thái ngắt đột ngột, tụ nhụt đấu song song với CE đèn công suất bên ngoài có tác dụng xén phần xung nhọn có điện áp cao : Cả hai linh kiện trên đều có nhiệm vụ bảo vệ sò dòng không bị đánh thủng do điện áp quá lớn .
3 - Sơ đồ khối quét dòng và mạch lái tia .
![]() |
Khối quét dòng và mạch lái tia |
Các mức điện áp chuẩn đo được :
- Trong quá trình sửa chữa , ta thường kiểm tra điện áp và so sánh với giá trị điện áp khi máy đang chạy, thông thường điện áp đo được như sau :
- Vcc cho mạch dao động khoảng 9V
- Dao động ra khỏi IC khoảng 2V - 2,5V bằng thang DC
- Điện áp đo tai B đèn kích dòng khoảng 0,6V DC
- Điện áp đo tại chân C đèn kích dòng khoảng 70% điện áp cung cấp cho tầng kích, nếu điện áp này bằng điện áp cung cấp là đèn không hoạt động.
- Điện áp dao động đo tại chân B sò dòng khoảng 0,6V AC ( nếu có đèn ở trong máy ) hoặc khoảng 1,5V AC nếu không có đèn - để hở chân .
- Tránh đo : Khi máy đang chạy ta tránh đo các vị trí sau :
=> Tránh đo trực tiếp vào chân thạch anh tạo dao động => vì nếu đo vào => dao động sẽ bị sai gây nguy hiểm cho đèn hình và đèn công suất dòng
=> Tránh đo trực tiếp vào chân C sò dòng khi máy đang chạy vì điện áp cao có thể làm hỏng đồng hồ
![]() |
Ảnh chụp khu vực cao áp và đèn công suất dòng |
4. Bệnh đặc trưng của khối quét dòng
1 ) Khi khối quét dòng không hoạt động => sẽ mất điện áp cung cấp cho đèn hình và hầu hết các khối tín hiệu trong máy => do đó màn hình sẽ mất ánh sáng, nhưng vì khối nguồn vẫn hoạt động vì vậy đèn báo nguồn vẫn có
![]() |
Khối quét dòng không hoạt động, máy có đèn báo nguồn nhưng không có màn sáng, không có tiếng . |
2 ) Trong một số trường hợp máy bị chập cao áp hoặc chập cuộn lái tia => dẫn đến sò dòng bị chập => dẫn đến nguồn bị chập phụ tải, nếu là nguồn không cách ly thì kéo theo bị chập IC công suất nguồn, nếu là nguồn cách ly thì làm cho nguồn bị tự kích , đèn báo nguồn chớp sáng liên tục và không có màn sáng .
![]() |
Máy bị hỏng cao áp hoặc lai tia => dẫn đến chập sò dòng => làm cho nguồn bị tự kích, đèn báo nguồn chớp sáng liên tiếp |