1) Sơ đồ khối, khối nguồn máy National TC - 485 XR
![]() |
Sơ đồ khối bộ nguồn máy National TC 485 XR |
Nhiệm vụ của các mạch như sau :
- Mạch lọc nhiễu, loại bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện
- Mạch chỉnh lưu x2 tự động, ở điện áp 220V AC vào thì mạch chỉnh lưu bình thường, khi cắm nguồn 110V mạch chỉnh lưu x2 để đảm bảo điện áp cung cấp cho nguồn xung vẫn đủ 300V
- Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V nuôi IC Vi xử lý, nguồn này hoạt động liên tục trong quá trình cắm điện.
- Nguồn chính : chỉ hoạt động khi có lệnh Power từ IC Vi xử lý đưa tới, nguồn chính cung cấp 115V cho mạch cao áp, 16V cung cấp cho mạch dao động dòng ( sau khi ổn áp xuống 9V ) và cung cấp cho các mạch xử lý tín hiệu ( sau khi ổn áp xuống 12V )
- Điều khiển từ xa thực hiện chức năng tắt mở nguồn chính thông qua lện Power từ vi xử lý .
2. Mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động của nguồn National TC 485XR
![]() |
Sơ đồ mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động của nguồn National TC485XR |
Nhiệm vụ các linh kiện ở sơ đồ trên :
- Mạch điện có mầu đỏ là mạch chỉnh lưu và lọc bao gồm D807 là Diode chỉnh lưu cầu , tụ C810, C811, C812, C813 là các tụ lọc nhiễu, điện trở R802 và R802 là trở hạn dòng . Các linh kiện mầu xanh da trời là mạch nhân 2 tự động bao gồm các linh kiện xung quanh 2 đèn Q807 và Q809, đèn Q804 đóng vai trò như một công tắc để đóng mở nối tắt một đầu AC vào điểm giữa hai tụ lọc nguồn . Các linh kiện mầu tím là mạch bảo vệ .
Nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động như sau :
- Khi cắm điện 110V AC : điện áp đi qua cầu phân áp R805 thấp => làm D802 tắt => đèn Q809 tắt => điện áp đi qua R807 tiếp tục đi qua D803 => làm Q807 dẫn cấp nguồn âm vào chân G của Thiristor là Thiristor Q804 dẫn => điện áp AC từ nguồn được nối thông với điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính C806 và C809 => khi đó điện áp DC thu được tăng gấp 2 => như vậy ta vẫn thu được 300V DC.
- Tương tự như vậy , khi cắm nguồn 220V AC , điện áp qua R805 => làm D802 dẫn => Q809 dẫn => D803 tắt => Q807 tắt => Q804 tắt , khi đó mạch chỉnh lưu như lúc bình thường và điện áp đầu ra vẫn là 300V DC
- Nếu các linh kiện trong mạch dò áp này bị hỏng hay lỏng chân sẽ rất nguy hiểm cho bộ nguồn vì chúng có thể báo sai => làm cho mạch chỉnh lưu nhân 2 trong cả trường hợp cắm 220VAC làm điện áp tăng cao thành 600VDC => làm hỏng đèn công suất nguồn.
Cách khắc phục tốt nhất là tháo bỏ đèn Q804 ra khỏi mạch kể cả các máy khác tốt nhất bạn hãy tháo bỏ Thiristor của mạch chỉnh lưu nhân 2 ra khỏi mạch trước khi sửa sữa mạch nguồn.
Nguyên lý hoạt động của mạch bảo vệ ( mầu tím ) :
- Nếu điện áp sau mạch chỉnh lưu tăng quá cao >>300V , trong các trường hợp mạch x2 bị hỏng làm x2 cả trường hợp cắm nguồn 220V khi đó điện áp DC thu được sẽ là 600V DC , điện áp này sẽ làm hỏng đèn công suất nguồn , vì vậy => nếu điện áp ra 400V DC => sẽ có dòng đi qua D805 vào chân G Thiristor Q805 làm Thiristor Q805 dẫn => khi đó điện áp AC đầu vào bị đánh chập xuống mass thông qua Q805 => làm nổ cầu chì .
3. Nguyên lý mạch nguồn cấp trước trong bộ nguồn National TC485XR
![]() |
Nguồn cấp trước trong bộ nguồn National TC 485XR |
Mạch tạo dao động :( các linh kiện mầu đỏ ) bao gồm
- R802 là điện trở mồi 330K định thiên cho Q881 dẫn
- R884 là điện trở hồi tiếp180 ohm hạn chế dòng hồi tiếp qua tụ C886
- C886 là tụ hồi tiếp 33nF, hồi tiếp để tạo sự ngắt mở của đèn công suất Q881 => tạo thành dao động .
- Đèn công suất Q881 tham gia dao động và làm nhiệm vụ ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp biến áp .
Mạch hồi tiếp ổn định áp ra ( các linh kiện mầu xanh lơ ) bao gồm
- D802 và C885 tạo ra điện áp lấy mẫu âm
- D883 để gim điện áp chân B đèn công suất có chênh lệch với điện áp âm lấy mẫu một lượng không đổi
Nguyên lý ổn áp : Nếu nguồn ra tăng => điện áp lấy mẫu trên tụ C885 càng âm => thông qua D883 làm điện áp ở chân B đèn công suất Q881 giảm => dòng qua Q881 giảm => làm điện áp ra giảm xuống .
Trường hợp nguồn ra giảm thì mạch ổn áp theo hướng ngược lại .
Mạch bảo vệ ( mạch mầu tím )
- Trong trường hợp điện áp ra bị chập => đèn công suất sẽ hoạt động mạnh => dòng qua R885 tăng => sụt áp trên R885 tăng => làm đèn Q882 dẫn => đấu tắt chân B đèn Q881 xuống mass => đèn Q881 tắt sau đó lại hoạt động trở lại => tạo thành tự kích nhưng đèn công suất không bị hỏng .
Mạch thứ cấp
- Điện áp đầu ra thứ cấp được chỉnh lưu qua D885 và lọc trên C888 thành áp một chiều 16V sau đó được ổn áp qua IC LA7805 xuống 5V đi tới cung cấp cho mạch Vi xử lý .
4. Nguyên lý hoạt động của nguồn chính trong bộ nguồn National TC 485XR
Nguyên lý của mạch tạo dao động : Điện áp vào đi qua các điện trở mồi R813, R817, R819 vào chân B đèn công suất định thiên cho đèn công suất dẫn => tạo ra dòng điện chạy qua sơ cấp biến áp => cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp nạp qua tụ hồi tiếp C817 về để chuyển đèn Q801 sang trạng thái ngắt mở tạo thành dao động.
Nếu một trong các linh kiện tham gia dao động mà hỏng thì nguồn sẽ mất dao đông => điện áp ra = 0 V .
Nếu một trong các linh kiện tham gia dao động mà hỏng thì nguồn sẽ mất dao đông => điện áp ra = 0 V .
Nguyên lý của mạch ổn định áp ra :
Khi điện áp ra tăng do điện áp vào tăng hoặc do dòng tiêu thụ giảm, điện áp đưa về chân IC tạo áp dò sai IC801 tăng => dòng qua IC so quang tăng => hồi tiếp về làm đèn sửa sai Q803 dẫn tăng => đèn Q806 dẫn tăng => làm điện áp dao động tại B đèn Q801 giảm => đèn Q801 hoạt động giảm => làm điện áp ra giảm về giá trị cũ .
Nếu điện áp ra bị giảm => thì mạch điều chỉnh theo hướng ngược lại.
Mạch hồi tiếp trên điều chỉnh rất nhanh cỡ vài phần nghìn giây và không làm ảnh hưởng đến điện áp đầu ra .
Nếu các linh kiện trong mạch hồi tiếp so quang bị hỏng => mất điện áp hồi tiếp => điện áp ra sẽ bị sai, nếu hỏng ở mức độ nặng hơn thì điện áp ra sẽ bị tự kích đèn báo nguồn chớp chớp hoặc xuất hiện rồi mất
Khi điện áp ra tăng do điện áp vào tăng hoặc do dòng tiêu thụ giảm, điện áp đưa về chân IC tạo áp dò sai IC801 tăng => dòng qua IC so quang tăng => hồi tiếp về làm đèn sửa sai Q803 dẫn tăng => đèn Q806 dẫn tăng => làm điện áp dao động tại B đèn Q801 giảm => đèn Q801 hoạt động giảm => làm điện áp ra giảm về giá trị cũ .
Nếu điện áp ra bị giảm => thì mạch điều chỉnh theo hướng ngược lại.
Mạch hồi tiếp trên điều chỉnh rất nhanh cỡ vài phần nghìn giây và không làm ảnh hưởng đến điện áp đầu ra .
Nếu các linh kiện trong mạch hồi tiếp so quang bị hỏng => mất điện áp hồi tiếp => điện áp ra sẽ bị sai, nếu hỏng ở mức độ nặng hơn thì điện áp ra sẽ bị tự kích đèn báo nguồn chớp chớp hoặc xuất hiện rồi mất
2 - Phân tcíh khối nguồn máy Ti vi SONY KV1485
![]() |
Sơ đồ nguyên lý bộ nguồn Ti vi Sony KV - 1485 Mạch tạo và duy trì dao động - Mầu đỏ Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra - Mầu xanh lơ |
Nhiệm vụ của các linh kiện trong bộ nguồn : Bộ nguồn có thể chia làm 3 mạch chính là mạch tạo dao động, mạch hồi tiếp để ổn định áp ra và mạch bảo vệ, dưới đây là các linh kiện thuộc các mạch trên .
* Mạch tạo dao động ( có nhiệm vụ tạo và duy trì dao động, nếu hỏng một trong các linh kiện này , nguồn sẽ mất dao đoọng , điện áp ra = 0 ) :
- R602 và R617 là các điện trở mồi mắc nối tiếp để định thiên cho đèn công suất hoat động => tạo dao động
- Điện trở R603 và tụ C607 dẫn điện áp hồi tiếp về để tạo sự ngắt mở của đèn công suất duy trì dao động
- R615 định thiên cho đèn tiền khuếch đại vì vậy nếu đứt R này nguồn cũng mất dao động .
Ghi nhớ =>> Khi hỏng một trong các linh kiện của mạch tạo dao động => Nguồn sẽ mất dao động => Điện áp ra = 0V, mất đèn báo nguồn .
* Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp đầu ra ( Có nhiêm vụ hồi tiếp để giữ cho điện áp ra không đổi trong cả hai trường hợp điện áp vào thay đổi và dòng tiêu thụ thay đổi ) bao gồm các linh kiện :
- IC602 tạo điện áp dò sai, khi điện áp đầu ra tăng thì dòng đi qua IC từ chân 2 sang chân 3 tăng => dòng qua diode so quang => hồi tiếp về sơ cấp tăng .
- IC603 là IC so quang truyền sự thay đổi điện áp về bên sơ cấp và cách ly điện áp giữa hai bên, khi dòng qua diode so quang tăng => ánh sáng chiếu vào đèn so quang tăng => đèn so quang dẫn tăng lên
- Q603 và Q601 là hai đèn sửa sai, khuếch đại điện áp hồi tiếp để đưa về chân 8 và 9 điều khiển giữ cho điện áp ra cố định .
- Khi hỏng một trong các linh kiện của mạch hồi tiếp này => nguồn sẽ bị tự kích hoặc điện áp ra bị sai :
Ghi nhớ =>> Khi hỏng các linh kiện trong mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra => Áp hồi tiếp về bị sai => Điện áp ra bị sai hoặc bị tự kích đèn báo nguồn chớp chớp, hoặc điện áp ra rồi mất ngay, nếu hồi tiếp bị mất thì có thể gây hỏng IC công xuất .
3. Nguyên lý hoạt động của khối nguồn máy JVC 1490 M
![]() |
Sơ đồ mạch bộ nguồn Ti vi JVC 1490 Mạch tạo và duy trì dao động - Mầu đỏ Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra - mầu xanh lơ |
Nguyên lý hoạt đông :
Mạch dao động : Khi có điện áp 300V đi vào mạch nguồn , ban đầu điện áp đi qua điện trở mồi R905, nạp qua tụ C913 vào chân B đèn công xuất thông qua chân 2 IC => làm đèn công suất dẫn => có dòng đi qua cuộn sơ cấp => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp => nạp qua C916 và R907 hồi tiếp về chân 2 => duy trì dao động .
Mạch ổn định áp ra : Điện áp hồi tiếp được chỉnh lưu qua D902 lọc trên C914 lấy ra điện áp âm để đưa về chân 1 IC có tác dụng giữ cho áp ra cố định khgi áp vào thay đổi , mạch này không giữ được áp ra cố định khi cao áp chạy.
Mạch dao động : Khi có điện áp 300V đi vào mạch nguồn , ban đầu điện áp đi qua điện trở mồi R905, nạp qua tụ C913 vào chân B đèn công xuất thông qua chân 2 IC => làm đèn công suất dẫn => có dòng đi qua cuộn sơ cấp => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp => nạp qua C916 và R907 hồi tiếp về chân 2 => duy trì dao động .
Mạch ổn định áp ra : Điện áp hồi tiếp được chỉnh lưu qua D902 lọc trên C914 lấy ra điện áp âm để đưa về chân 1 IC có tác dụng giữ cho áp ra cố định khgi áp vào thay đổi , mạch này không giữ được áp ra cố định khi cao áp chạy.
Chú ý : Các máy JVC có một điểm đặc biệt đó là - Điện trở mồi của nguồn JVC có thể bị giảm trị số (trường hợp này chỉ sảy ra ở nguồn JVC) => Làm hỏng IC công suất , nếu ta không để ý đặc điểm này thì ta sẽ bị trả giá khi sửa nguồn JVC - thay bao nhiêu IC mới vào thì hỏng bấy nhiêu ( vì ta hay chủ quan là : từ xưa đến nay có bao giờ gặp điện trở giảm trị số đâu? : nhưng với nguồn các máy JVC thì đó là sự thật ) !!!
Phương pháp sửa nguồn các máy JVC khi bị chập IC công suất
- Tháo bỏ Thiristor ( D944) của mạch chỉnh lưu x2 ra ngoài ( để loại trừ nguyên nhân hỏng mạch chỉnh lưu x2 => làm điện áp DC vào tăng gấp 2 )
- Thay điện trở mồi R905 bằng một điện trở khác 180K ( loại trừ nguyên nhân trở mồi giảm trị số )
- Thay hai đèn bảo vệ Q901 và Q902 và hai đèn này sẽ hỏng khi IC bị chập .
- Thay IC công suất mới sau khi đã làm các việc trên
4 - Phân tích hoạt động của bộ nguồn Ti vi Samsung Vina CS 2040, CS 5085, CS3866.
![]() |
Bộ nguồn Ti vi Samsung Savina CS2040, CS5085 |
Mạch tạo dao động : Sử dụng IC MIS0169 để tạo dao động , mạch không có R, C hồi tiếp vì vậy đây là mạch dao động đa hài, dao động tạo ra được đưa sang IC công suất SMR40000 để thực hiện ngắt mở dòng điện chạy qua sơ cấp biến áp .
Mạch nguồn không có hồi tiếp so quang và không có hồi tiếp cao áp vì vậy nguồn này có nhược điểm là điện áp đầu ra thay đổi khoảng 20% giữa chế độ chờ và khi cao áp hoạt động => Vì vậy nguồn này thường gây hỏng sò dòng và Diode gim bảo vệ đầu ra .
Mạch nguồn không có hồi tiếp so quang và không có hồi tiếp cao áp vì vậy nguồn này có nhược điểm là điện áp đầu ra thay đổi khoảng 20% giữa chế độ chờ và khi cao áp hoạt động => Vì vậy nguồn này thường gây hỏng sò dòng và Diode gim bảo vệ đầu ra .
Hư hỏng thường gặp của nguồn Samsung Savina CS2040, CS5085
Có hai bệnh thường gặp của nguồn này là :
- Bị chập IC công suất nguồn và nổ cầu chì
- Nguồn có tiếng kêu e e, bên sơ cấp không chập, nhưng chập sò dòng hoặc Diode ổn áp, sau khi thay sò dòng và diode ổn áp được một thời gian lại bị chập.
Nguyên nhân :
Nguyên nhân của cả hai bệnh trên đều do lỗi của cặp IC SMR40000 và MIS0169, trong các trường hợp hỏng đi hỏng lại sò công suất dòng => ta cần phải thay một cặp IC công suất và IC dao động mới mặc dù hai IC này có thể chưa hỏng nhưng chúng lại là nguyên nhân gây ra hỏng sò dòng và diode bảo vệ .
5. Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn Ti vi Deawoo 50N
![]() |
Bộ nguồn Ti vi Deawoo 50N |
Bộ nguồn Deawoo thiết kế kiểu chung mass với bên máy , điện áp 300V đi qua biến áp xung => đi qua IC công suất rồi ra thẳng điện áp 103V ở chân 4 cung cấp cho mạch cao áp.
Bô nguồn cũng có các mạch cơ bản như sau :
- Mạch tạo dao động : Bao gồm điện trở mồi R806, tụ hồi tiếp C826, trở hồi tiếp R802, các linh kiện này kết hợp với đèn công suất trong IC để tạo dao động . Mạch có dao động thì mới có điện áp ra ở chân 4 IC
- Mạch hồi tiếp trực tiếp : Mạch này thực hiện ở trong IC có nhiệm vụ giữ cố điịnh điện áp ra khi điện áp vào thay đổi , mạch này không giữ được điện áp ra khi cao áp chạy .
- Mạch hồi tiếp cao áp : Có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp khi cao áp chạy , mạch này bao gồm các linh kiện C830, R804, D808.
- Mạch bảo vệ : Do chân E đèn công suất được đấu với điện áp ra vì vậy loại nguồn này không có mạch bảo về nguồn mà chỉ có Diode Zener bảo vệ đèn hình trong trường hợp điện áp ra của nguồn tăng cao .
Do nguồn không có bảo vệ nên khi nguồn bị chập phụ tải => sẽ hỏng theo IC nguồn .
Hư hỏng thường gặp của bộ nguồn Deawoo 50N
Bộ nguồn Deawoo 50N thường hỏng ở 3 trường hợp sau :
1. Máy không có đèn báo nguồn : Khi kiểm tra sơ cấp và thứ cấp thấy không bị chập.
Nguyên nhân : Nguyên nhân của hiện tượng trên thường do đứt trở mồi R806 hoặc lỏng chân R, C hồi tiếp là R802 hoặc C826. hoặc hỏng IC
Khắc phục :
- Hàn lại chân IC và các linh kiện khu vực nguồn
- Kiểm tra và thay điện trở mồi nếu hỏng
- Thay IC công suất mới
2. Máy không có đèn báo nguồn : kiểm tra thấy nổ cầu chì , chập cả sơ cấp và thứ cấp của nguồn .
Nguyên nhân : Nguyên nhân của hiện tượng này thường do nguyên nhân gốc là chập lái tia => dẫn đến chập sò dòng => dẫn đến chết IC công suất nguồn => dẫn đến chập Diode bảo vệ đầu ra => kéo theo nổ cầu chì và có thể chập cầu Diode chỉnh lưu
Chú ý : ( các máy có nguồn không cách ly thì khi hỏng sò dòng thường kéo theo hỏng nguồn và ngược lại )
Chú ý : ( các máy có nguồn không cách ly thì khi hỏng sò dòng thường kéo theo hỏng nguồn và ngược lại )
Các bước sửa chữa :
- Tháo sò dòng và Diode bảo vệ trên đường 103V ra khỏi máy, tam thời để hở tải đường này .
- Tháo IC công suất nguồn ra khỏi máy
- Kiểm tra các Diode xung quanh IC xem có bị chập không ?
- Kiểm tra và thay các Diode trong mạch chỉnh lưu cầu ( nếu hỏng )
- Thay cầu chì mới
- Lắp IC công suất nguồn mới vào máy .
- Chuẩn bị sẵn tư thế đo điện áp 103V ở đầu ra của nguồn
- Cấp điện và xem đồng hồ nếu ra đúng 103V là nguồn đã hoạt động tốt.
- Tháo cuộn lái tia ra kiểm tra xem có bị cháy một số vòng dây không nếu thấy cháy cần thay lái tia trước
- Lắp Diode bảo vệ và sò dòng vào máy và cho máy chạy.
3. Màn sáng bị co hai bên , khung sáng co dãn khi độ sáng màn hình thay đổi , nguồn có tiếng rít .
Nguyên nhân :
Hiện tượng trên là do nguồn bị mất hồi tiếp từ cao áp về nguồn (thường do khô tụ C830) => làm cho điện áp đầu ra bị sụt áp xuống còn khoảng 70V khi cao áp chạy, và điện áp này thay đổi khi dòng tiêu thụ thay đổi .
Hiện tượng trên là do nguồn bị mất hồi tiếp từ cao áp về nguồn (thường do khô tụ C830) => làm cho điện áp đầu ra bị sụt áp xuống còn khoảng 70V khi cao áp chạy, và điện áp này thay đổi khi dòng tiêu thụ thay đổi .
Khắc phục :
Thay tụ hoá C830 trên đường dẫn xung dòng từ chân cao áp về khu vực nguồn, nếu thay tụ không được thì cần kiểm tra mạch in trên đường dẫn xung hồi tiếp trên từ cao áp về nguồn
Thay tụ hoá C830 trên đường dẫn xung dòng từ chân cao áp về khu vực nguồn, nếu thay tụ không được thì cần kiểm tra mạch in trên đường dẫn xung hồi tiếp trên từ cao áp về nguồn